Một số kết quả thực hiện dự án Hành trình hỗ trợ nữ sinh người Dân tộc thiểu số Trường Đại học Tây Bắc

 66,122 lượt xem

Dự án “Hành trình hỗ trợ nữ sinh người dân tộc thiểu số Trường Đại học Tây Bắc” đã được thực hiện và thành công tốt đẹp với nhiều hoạt động thiết thực và bổ ích không chỉ với sinh viên mà còn với tất cả các giảng viên tham gia vào hành trình này.

Đây là hành động áp dụng và mở rộng những kiến thức, kỹ năng mà các giảng viên của Trường Đại học Tây Bắc đã được học tập khi tham gia các khóa học ngắn hạn từ chương trình Aus4Skills để giúp các Nữ sinh người dân tộc thiểu số tự tin, phát triển năng lực của bản thân.

Với Mục tiêu chung: nâng cao kiến thức và kỹ năng cho Nữ sinh người Dân tộc Thiểu số tại Trường Đại học Tây Bắc, giúp các em tự tin đổi mới bản thân để xuất sắc vượt trội.

Để có thể hỗ trợ các em nữ sinh một cách hiệu quả và bền vững nhất, trước hết nhóm thực hiện dự án đã kêu gọi các tình nguyện viên là Giảng viên – Cán bộ trong Trường Đại học Tây Bắc cùng tham gia hành trình. Có 20 thầy cô đã tham gia vào Nhóm Giảng viên nguồn.  Các Thầy cô đã  được tham gia các khóa tập huấn nguồn về  kiến thức, kỹ năng về giới, bình đẳng giới và các nhóm kỹ năng phát triển bản thân, kỹ năng tham vấn cơ bản, kỹ năng lãnh đạo đội nhóm, kỹ  năng giao tiếp, thuyết trình… để họ có thể hỗ trợ Nữ sinh trong hành trình và hỗ trợ sinh viên trong một thời gian dài và bền vững kể cả khi kết thúc dự án.

Các Thầy cô giáo trong nhóm giảng viên nguồn

Tiếp đó dự án đã lựa chọn 100 Nữ sinh người Dân tộc Thiểu số của trường Đại học Tây Bắc để tham gia vào hành trình.

100 Nữ sinh người dân tộc thiểu số được tham dự 5 khóa học về nhóm kỹ năng phát triển bản thân, nhóm kỹ năng giao tiếp; nhóm kiến thức, kỹ năng về giới, phòng chống bạo lực giới, phòng chống lạm dụng và xâm hại tình dục; kỹ năng quản lý, lãnh đạo.

Các em nữ sinh tham gia các hoạt động tập huấn

Để tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh và hiệu quả nhất, dự án đã thành lập câu lạc bộ nữ sinh. 100 nữ sinh trong hành trình đã tham gia câu lạc bộ và được tham gia nhiều sự kiện quan trọng của câu lạc bộ như các buổi giao lưu, tọa đàm, diễn đàn, cuộc thi

Ảnh chụp nhóm Nữ sinh trong hành trình

Đặc biệt, chính các bạn nữ sinh trong câu lạc bộ đã chủ động lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện thúc đẩy bình đẳng giới trong trường học như Bữa sang Ruy băng trắng nhằm kêu gọi tất cả các nam giới cùng tham gia bảo vệ phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ. Câu lạc bộ nữ sinh còn tổ chức cuộc thi nhảy, với chủ đề hãy nhảy để thúc đẩy bình đẳng giới trong trường học và cộng đồng. Cuộc thi nhảy đã htu hút trên 200 nữ sinh tham gia, tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ về các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trong trường học. Mỗi tháng câu lạc bộ lại tổ chức ít nhất 01 sự kiện giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nữ sinh như tập huấn các kỹ năng về phòng chống bạo lực giới và  xâm hại tình dục, các nữ sinh được học tập các kỹ năng tự vệ trong các tình huống bị xâm hại. Ngoài ra, câu lạc bộ còn tổ chức chương trình giao lưu chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ các giáo viên của các trường phổ thông để có kinh nghiệm trong tích lũy kiến thức và kỹ năng trước khi ra trường, làm tăng cơ hội việc làm sau khi ra trường.

 

Ảnh chụp lưu niệm với Lãnh đạo Nhà trường tại sự kiên Bữa sáng ruy băng trắng

Điểm nhấn sáng tạo của dự án là việc tổ chức cuộc thi “Tự hào nữ sinh người dân tộc thiểu số” hàng trăm tác phẩm thi viết, làm clip dự thi viết về niềm tự hào của người dân tộc thiểu số như bộ trang phục dân tộc, các món ăn, các phong tục…qua đó các nữ sinh đã viết lên niềm tự hào về chính dân tộc mình, quê hương, bản làng mình.

Dự án đã thành lập được 01 văn phòng dành riêng cho nữ sinh, tại đây các nữ sinh có một môi trường sinh hoạt chung sau các giờ học hay vào các ngày nghỉ. Phòng sinh hoạt chung này là một không gian nghỉ ngơi, học tập sáng tạo được trang trí bởi các hình ảnh tuyên truyền, hệ thống cây xanh và bàn trà với trên 300 đầu sách khác nhau. Đây vừa là không gian học, không gian đọc và là nơi nữ sinh chia sẻ cùng nhau những câu chuyện trong học tập. Từ đó, câu lạc bộ phát động chương trình đọc 10 trang sách mỗi ngày. Qua đó nhấn mạnh thông điệp, người phụ nữ muốn trở lên mạnh mẽ thì phải làm cho tri thhuwcs của mình giàu lên. Vì thế, mỗi nữ sinh cần không ngừng vươn lên trong học tập và phát triển bản thân.

Trung bình mỗi ngày có ít nhất 20 sinh viên đến mô hình văn phòng đọc sách và học tập. Qua 6 tháng triển khai có khoảng 3600 lượt nữ sinh đến văn phòng nghỉ ngơi, đọc sách, chia sẻ thông tin. Họ coi đây như ngôi nhà chung của mình, cùng học tập và phát triển bản thân.

Mô hình văn phòng nữ sinh

Để nâng cao vị thế của cán bộ giảng viên và  nữ sinh trong trường. Dự án đã tổ chức Diễn đàn  “Nâng cao vị thế, hình ảnh của Nữ cán bộ, giảng viên, người lao động và nữ sinh dân tộc thiểu số trong trường đại học Tây Bắc”. Hơn 200 nữ cán bộ giảng viên và sinh viên đã tham gia diễn đàn, cùng bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình đến các vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới trong trường học và cộng đồng.

Dự án cũng đã  Xây dựng được 01 trang website của dự án với khoảng 100 bài được đăng và chia sẻ trên face book, khoảng 30.000 lượt người xem và like, comment;

Nhóm thực hiện dự án đã tổ chức hoạt động  Giới thiệu nhân rộng dự án đến hơn 100 nữ sinh trường PTDT Nội trú tỉnh Sơn La và tập huấn kỹ năng giao tiếp thuyết trình cho các em nữ sinh.

Trong thời gian 01 năm thực hiện dự án, bằng nhiều hoạt động thiết thực, dự án đã góp phần nâng cao kiến thức kỹ năng cho các em nữ sinh người dân tộc thiểu số, giúp các em tự tin đổi mới bản thân, tích cực vươn lên trong học tập và tìm kiếm các cơ hội việc làm sau khi ra trường. Sauk hi kết thúc dự án, các hoạt động tập huấn kỹ năng, sinh hoạt và tổ chức các sự kiện của câu lạc bộ sẽ vẫn được  nhóm thực hiện dự án và các thầy cô trong nhóm giảng viên nguồn tiếp tục duy trì, nhân rộng.

Các hoạt động và kinh nghiệm tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh viên đã được nhóm dự án biên soạn thành kỷ yếu và gửi tặng đến 50 trường phổ thông thuộc tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu trong năm học vừa qua.

Viết bởi: Vũ Thị Đức – Chủ nhiệm dự án

 

Categories Bình đẳng giới/Góc chia sẻ/Nữ sinh dân tộc thiểu số/Phóng viên nhỏ/Tin tức - Sự kiện/Uncategorized

Tác giả: Dự án Nữ sinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *